Nhà Tròn – Di tích lịch sử trăm tuổi ở thành phố Bà Rịa

Bạn đang xem bài viết Nhà Tròn – Di tích lịch sử trăm tuổi ở thành phố Bà Rịa tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nằm tại giao điểm giữa đường 27 tháng 4 và Cách Mạng Tháng Tám, Nhà Tròn là di tích gắn liền với lịch sử của thành phố Bà Rịa. Nhìn từ cầu Long Hương bắc qua sông Dinh uốn lượn giữa thành phố Bà Rịa, du khách sẽ thấy ngay Nhà Tròn.

Nhà Tròn – Di tích lịch sử trăm tuổi ở thành phố Bà Rịa

Ảnh: Toan Vo.

Ảnh: Toan Vo.

Ảnh: Phước Minh Nguyễn Đỗ.

Ảnh: Phước Minh Nguyễn Đỗ.

Đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp tiến hành lập đồn điền cao su ở Bình Ba đã đã cho xây dựng Nhà Tròn với mục đích cung cấp nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt. Nhà cao 20m, chân đế là khối hình bát giác cao 4m, với 8 trụ đứng, đường kính gần 8m, 3 ống dẫn nước. Đến nay Nhà Tròn đã trở thành biểu tượng gần gũi với nhân dân thành phố Bà Rịa, từng chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại.

Ảnh: Phuc Tran Van.

Ảnh: Phuc Tran Van.

Ảnh: Lộc Phan.

Ảnh: Lộc Phan.

Ngày đó, xung quanh Nhà Tròn là một loạt các công sở, biệt thự do Pháp xây dựng với các đường nét kiến trúc cổ: hội đồng xã Phước Lễ, nhà dành riêng cho sĩ quan. Năm 1954, nơi đây là trụ sở của Thanh niên tiền phong Bà Rịa và bungalow, nơi ăn uống vui chơi cho sĩ quan và trụ sở sĩ quan.

Ảnh: @mivu1985

Ảnh: @mivu1985.

Ảnh: @__bleatbleatgo.hi__

Ảnh: @__bleatbleatgo.hi__.

Ngoài ra hai dãy phố chạy song song Nhà Tròn, cùng với chợ cũ, bến xe đối diện Nhà Tròn về phía sông Dinh là trung tâm thương mại sầm uất lúc bấy giờ. Hiện nay, chợ cũ và bến xe không còn. Khoảng đất đó bây giờ là quảng trường huyện Châu Thành với một bia đài liệt sĩ và một lễ đài cạnh sông Dinh.

Ảnh: Duy Dao.

Ảnh: Duy Dao.

Án ngữ một điểm giao thông huyết mạch với các tuyến đường dẫn đến Sài Gòn, Biên Hòa, Xuân Lộc, Đất Đỏ, Nhà Tròn cũng được người Pháp sử dụng như một tháp canh với tầm quan sát rất tốt. Năm 1945 sau khi đảo chính Pháp, phát xít Nhật cho đặt hệ thống loa báo động gồm 6 cái bên dưới bồn nước, hiện nay các loa này vẫn còn nguyên vẹn.

Loa báo động. Ảnh: Kiến thức.

Loa báo động. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Trong Cách mạng tháng Tám, ngày 25/8/1945 cờ cách mạng đã tung bay đầy tự hào trên đỉnh Nhà Tròn. Từ nơi này, hàng vạn người dân đã tổ chức mít-tinh, tuần hành, khởi nghĩa giành chính quyền từ tay thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Đến năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà Tròn lại chứng kiến lễ mít-tinh ăn mừng với sự tham gia của hàng vạn người.

Ảnh: Kiến thức.

Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Ảnh: Hà Nội Mới.

Ảnh: Báo Hà Nội mới.

Hiện nay Nhà Tròn được chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo tu bổ, gìn giữ và bảo vệ, trở thành một tụ điểm sinh hoạt văn hóa. Đặc biệt, từ hàng chục năm nay, mặt dưới bồn nước của Nhà Tròn đã trở thành nơi làm tổ của hàng trăm con chim én. Mỗi ngày, đàn chim bay lượn tạo nên khung cảnh độc đáo.

Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Tồn tại hơn 1 thế kỷ, Nhà Tròn vẫn giữ nguyên vẻ ban đầu như một nhân chứng của lịch sử thành phố Bà Rịa. Nơi đây giờ trở thành điểm sinh hoạt của đoàn Thanh niên, tiếp tục chứng kiến từng bước thay đổi, tiến bộ của xã hội.

Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhà Tròn – Di tích lịch sử trăm tuổi ở thành phố Bà Rịa tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Similar Posts